Bên cạnh những vấn đề về sức khỏe, sự thay đổi về tâm lý ở người trung niên, người cao tuổi là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi nói riêng không phải là một việc đơn giản.
Theo thống kê từ Bộ Y tế Việt Nam, người trung niên, người già thường có một số dấu hiệu về tâm lý như: (1)
- Cô đơn, tủi thân: Cảm giác cô đơn khi con cháu đi làm và đi học thường xuyên khiến phần lớn thời gian của người già là ở một mình. Nếu không còn người bạn đời bên cạnh thì sự cô đơn càng rõ rệt và người già rất dễ bị trầm cảm, sống thu mình lại và lúc này con cháu muốn quan tâm lại càng khó hơn, dần dần dẫn đến tâm lý buông xuôi, và dần thu mình lại một góc.
- Hoài niệm về quá khứ: họ thường xuyên kể chuyện ngày xưa và so sánh với hiện tại. Song điều này có thể khiến con cháu không cảm thấy thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó và vô tình lại làm họ cảm thấy bị cô lập.
- Bi quan: nếu có dấu hiệu của bệnh tật thì họ càng bi quan khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, lo lắng về một tương lai phải ngồi hoặc nằm một chỗ và không tự chủ được về sinh hoạt.
- Nóng tính, cáu gắt: họ dễ bị nóng nảy bởi tâm lý sợ mình đang làm phiền người khác, cảm giác tự ti hoặc bất lực khiến họ dễ cáu gắt khi được người khác chăm sóc, gây cản trở cho việc trợ giúp của người thân.
Thậm chí có người bị trầm cảm, sống thu mình và mắc “tâm bệnh” - một trong số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và các bệnh mãn tính như: tim mạch, tăng huyết áp...
Bác sĩ Trần Văn Lớn - Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Bến Tre khuyến khích người cao tuổi tham gia các lớp thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ đờn ca tài tử, cầu lông, cờ tướng… Họ có thể giảm thời gian ở một mình, hạn chế cảm giác cô đơn, tủi thân, thay vào đó là sự giao lưu, chia sẻ cùng những người bạn của mình, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, đồng thời rèn luyện sức khỏe. Đa số người cao tuổi có tinh thần lạc quan, vui vẻ thường là những cụ có tham gia các hoạt động tổ, nhóm và được quan tâm chăm sóc của người xung quanh. (1)
Người trung niên, người cao tuổi cũng có thể tập luyện tại nhà dù ở góc ban công, một góc nhà hay trước màn hình vô tuyến trong những trường hợp không thể ra ngoài như dịch COVID-19 hiện nay. Một số bài tập được Bộ Y tế hướng dẫn như yoga, đi bộ tại chỗ, thái cực quyền… rất phù hợp với người cao tuổi. Ngoài ra, họ có thể tập thêm các bài tập duy trì cơ, bài tập cải thiện thăng bằng nếu điều kiện sức khoẻ cho phép. Nếu luyện tập đều đặn và đủ thời gian, người cao tuổi có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa lipid, loãng xương, giảm trầm cảm, nguy cơ mắc ung thư…(đính kèm PDF trong drive)
Với sứ mệnh mang lại bữa ăn đủ chất cho người trung niên, người cao tuổi để họ có sức khoẻ tốt, tự do tận hưởng mà không phụ thuộc quá nhiều vào con cái, Orgalife đã nghiên cứu thành công sản phẩm dinh dưỡng Fomeal Care.
Fomeal Care là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung hằng ngày, cung cấp hệ dinh dưỡng 5* Orgalife, được xây dựng dựa trên khuyến nghị “Bữa ăn lành mạnh” của Đại học Harvard – Hoa Kỳ. Fomeal Care có chỉ số đường huyết thấp (GI=33), không bổ sung đường, không lactose và gluten, do đó phù hợp với người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường.
Fomeal Care được sản xuất, kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu FSSC 22000 và HACCP CODEX, được bảo hộ độc quyền sáng chế bởi Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO và Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam NOIP – với nguồn dinh dưỡng cân đối, cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng cho người trung niên và cao tuổi, giúp họ duy trì sức khỏe, ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý, đồng thời truyền cảm hứng tích cực để họ tận hưởng một cuộc sống lạc quan, vui vẻ.
(1): https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/cham-soc-suc-khoe-tinh-than-cho-nguoi-cao-tuoi
Từ ngày sống chung với đại dịch, chúng ta dần nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Và để có một cơ thể khỏe mạnh, những bữa ăn của cả gia đình cần thay đổi cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc thay đổi không chỉ ngày một ngày hai, nó phụ thuộc rất nhiều vào những thói quen, kinh nghiệm mà các thế hệ trước để lại. Thế nhưng, những kinh nghiệm ấy đôi lúc lại khiến chúng ta phân vân hơn bao giờ hết. Vậy, một bữa ăn dinh dưỡng thế nào là hợp lý? Cần những nhóm thực phẩm nào và lượng tiêu thụ là bao nhiêu?
Theo Bộ Y tế Việt Nam (1), song song với việc chăm sóc sức khỏe vật chất, sức khỏe tinh thần người cao tuổi cũng rất cần được quan tâm chăm sóc để giúp họ sống vui - khỏe - có ích cho gia đình và xã hội.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người trung niên, người cao tuổi luôn là một trong những vấn đề được quan tâm, đặc biệt trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Cùng với việc chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, áp dụng các bài tập phù hợp cũng là một trong những cách giúp họ duy trì sức khỏe.